

Ra mắt hai series mới cực hot Trí tuệ nhân tạo A đến Z và Python công cụ không thể thiếu khi nghiên cứu Data science, Machine learning.
Python là một từ khóa đang có xu hướng tìm kiếm rất nhiều gần đây trên Google, vậy Python là gì? Tại sao mọi người tìm kiếm Python nhiều? Tại sao Python ngày càng phổ biến? Học Python như thế nào cho hiệu quả? các câu hỏi này sẽ được làm rõ trong Khóa học Python từ A đến Z.
Python là ngôn ngữ lập trình thông dịch được tạo ra bởi Guido van Rossum ra mắt lần đầu năm 1991, Python được phát triển với nhiều mục đích khác nhau nhưng phạm vi hoạt động rộng nhất là trong đào tạo lập trình và phát triển các phần hậu trường (backend) cho các hệ thống website do khả năng phân tích và làm việc với dữ liệu đặc biệt trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, machine learning. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và cách mạng 4.0, chủ đề về trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning) đang trở lên nóng hổi tại mọi diễn đàn trong nước và quốc tế, nó là điều kiện thuận lợi để ngôn ngữ lập trình Python được mọi người tìm kiếm nhiều.
Bạn có thể thấy trong 5 năm qua từ 2014 đến 2019, Python có một xu hướng tìm kiếm ngày càng gia tăng và hiện là ngôn ngữ lập trình được tìm hiểu nhiều nhất hiện nay.
Python có các cú pháp rất thân thiện, rất dễ học, đây là lý do tại sao Python được phổ biến nhanh. Python rất dễ dàng khi cài đặt, thiết lập, với chương trình đầu tiên, chúng ta không cần đến các khái niệm phức tạp như class giống như với Java, C++.
Python là ngôn ngữ mặc định trong Raspberry Pi, một dạng máy tính nhỏ gọn được phát triển cho mục đích giáo dục. Các trường đại học giảng dạy Python không chỉ với mục đích làm việc với khoa học dữ liệu mà sử dụng Python để hiểu về toán học, có rất nhiều các thư viện giúp cho các khái niệm toán học được trực quan hóa thông qua các đồ thị, biểu đồ.
Ban đầu, Python được thiết kế chỉ chạy trên Linux, nhưng đến hiện nay, ngôn ngữ này đã có thể chạy trên tất cả các nền tảng hệ điều hành hiện có khác như Windows, MacOS, các hệ điều hành phát triển từ nhân Linux... Để tạo ra một môi trường học tập cho Python khá là dễ dàng, có thể bạn không cần cài đặt bất kỳ phần mềm nào nếu sử dụng Repl.it hoặc có thể sử dụng Jupyter notebook một công cụ với tài liệu vừa chứa code thực thi vừa có các văn bản mô tả giúp cho người đọc dễ dàng hiểu được mọi thứ từ một tài liệu duy nhất.
Python được rất nhiều tên tuổi lớn trong thế giới công nghệ sử dụng như Google, IBM, Microsoft... và rất nhiều các nhà khoa học sử dụng công cụ này để biểu diễn các tính toán, mô phỏng. Vì vậy, nó tạo ra một cộng đồng người dùng rất lớn, mỗi một vấn đề bạn gặp phải có thể giải quyết dễ dàng bằng cách tìm kiếm từ Google, bạn sẽ thấy ngay các giải pháp.
Các thư viện ngoài của Python được rất nhiều các lập trình viên, các nhà khoa học phát triển với một số lượng đồ sộ và chất lượng cao. Khi bạn sử dụng Python cho công việc, hàng loạt các thư viện về data science như TensorFlow, Scikit-Learn, Keras, Pandas có thể được sử dụng lại giúp cho bạn chỉ cần tập trung vào bài toán của mình với số lượng các công cụ cực hữu ích này.
Python được khuyến nghị sử dụng cho các lĩnh vực liên quan đến dữ liệu như Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning bởi nó có một hệ thống các thư viện ngoài cực kỳ mạnh mẽ như PyBrain, NumPy, PyMySQL... Python cho phép mô phỏng, thực hiện các thuật toán dễ dàng do đó được các nhà khoa học, các lập trình viên và cả những người làm việc với toán học hiện đại yêu thích.
Một hình ảnh động có thể nói lên nhiều hơn cả hàng trăm trang tài liệu về thuật toán Gradient Descent. Chủ đề về cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, machine learning, deep learning đang rất nóng hổi hiện nay, nếu bạn muốn bắt kịp sự phát triển của thời đại, một công cụ cần thiết đầu tiên là Python bởi không có nó, bạn sẽ rất khó để thực thi các thuật toán, các giải pháp trong lĩnh vực này.
Trong phần đầu của khóa học Python từ A đến Z, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những gì cơ bản nhất trong ngôn ngữ lập trình Python. Khởi đầu, chúng ta sẽ làm quen với môi trường thực thi Python trực tuyến Repl.it và một khái niệm cơ sở đầu tiên, biến số trong lập trình. Tiếp đó, bạn sẽ được giới thiệu cách in một thông báo đến người dùng cũng như cách thức để người dùng có thể nhập liệu vào ứng dụng.
Các chương trình thao tác với dữ liệu bao gồm các kiểu dữ liệu như int, float, string, boolean và sau đó là các cấu trúc dữ liệu hình thành lên dữ liệu trong ứng dụng như List, Tuple, Set, Dictionary. Các khái niệm này có thể hơi khác so với các ngôn ngữ lập trình mà bạn đã biết, nhưng không thành vấn đề, bạn sẽ làm chủ được nó nhanh thôi.
Trong phần trước, bạn đã cài đặt các công cụ cần thiết và làm quen một số khái niệm trong Python, tiếp theo là những kiến thức nền tảng cơ bản của ngôn ngữ này bao gồm các kiến thức về các cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc vòng lặp. Chúng ta có thể thao tác nâng cao với các kiểu dữ liệu này thông qua các cấu trúc lặp. Cuối cùng là những phần rất quan trọng trong lập trình như tạo ra các function và các class cơ bản là bước khởi đầu cho những phần tiếp theo như lập trình hướng đối tượng trong Python.
0 Bình luận trong "Khóa học Python từ A đến Z"